您目前所在位置:首页 > 涉外法律服务

涉外法律服务

在越南办理刑事法律业务需要注意的要点(一)

时间: 2024-08-20      访问量:1,021

编者按:
        广西万益律师事务所已与越南维益律师事务所签署了合作备忘录,两家律师事务所及各地办公室将在跨境投资、国际贸易、航运贸易法律事务、航运保险法律事务、海上反走私法律事务、边境贸易刑事犯罪法律事务等方面构建多维度的合作。
        在本文中,维益律师事务所将向各位读者分享针对国际贸易中欺诈行为的解决措施以及被告人辩护权的相关法律知识。本文内容由越南维益律师事务所编写,广西万益律师事务所整理。

        近年来,越南政府致力于完善刑法法规,尤其在经济犯罪、网络犯罪及反腐败等领域做出了重大发展,并不断强化对公民权利的保护以适应现代法治社会的要求。同时,越南加大了对外国投资的保护,设立了特别经济区和高科技园区,并不断调整和优化其刑法,确保能够有效处理涉外商业纠纷、保护投资者权益,促使其刑法系统与国际商业法律实践保持一致。这些举措不仅提高了越南国内法律环境的公正性和效率,也被国际社会所认可,有助于越南在全球化进程中获得更广泛的认可和更深层次的参与。

一、国际贸易交易中的欺诈行为及解决措施
Thực trạng và giải pháp đối mặt với lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế

在国际贸易活动中,欺诈合作方财物(货物或现金)的现象十分普遍,且欺诈的形式变得愈发复杂,因此每个参与国际商业交易的企业都应当具备一定的知识和技能,以维护自己的合法权益。
Trong hoạt động thương mại quốc tế, tình trạng lừa đảo để chiếm đoạt tài sản (hàng, tiền) của các đối tác, bạn hàng khá phổ biến. Theo thời gian, các hoạt động này diễn ra ngày càng tinh vi, bất chất nỗ lực ngăn chặn của cơ quan chức năng mỗi quốc gia và sự cẩn trọng của các doanh nghiệp. Do vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế cần trang bị những kiến thức, kỹ năng nhất định để bảo vệ tài sản, hàng hoá, lợi nhuận của mình khi tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế.


(一)国际商业交易中欺诈情况分析
Thứ nhất,thực trạng lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế

根据PwC的调查,2018年企业声称自己是经济犯罪受害者的比例为49%,2020年为47%,2022年为46%;根据诈骗主体划分,企业外部欺诈占43%、内部欺诈占31%、内外勾结欺诈占26%。
Theo khảo sát của PwC, năm 2018 tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế là 49%, năm 2020 là 47% và năm 2022 là 46%. Về phân loại lừa đảo, có 43% từ bên ngoài, 31% từ nội bộ, 26% thông đồng giữa bên trong và bên ngoài.

根据PwC的调查,52%的越南企业表示它们曾是经济犯罪的受害者,这一数字高于亚太地区平均数的46%及全球水平的49%。受害者主要为客户(36%)、供应商(21%)以及中介和代理商(14%)。
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát của PwC cho biết đã từng là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế. Con số này cao hơn mức 46% chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu. Đối tượng lừa đảo các doanh nghiệp Việt Nam là từ khách hàng (36%), nhà cung cấp (21%) và các bên trung gian, đại lý (14%).

企业之所以经常面临欺骗或经济纠纷,是因为没有对合作方进行彻底的考察或选择了错误的付款方式。合作方往往会针对缺乏经验的越南企业,在拟定合同时使用不易发觉的不正当手段,最终导致企业被欺诈。
Các vụ lừa đảo và tranh chấp mà doanh nghiệp thường phải đối mặt là do không có điều kiện kiểm tra kỹ lưỡng về đối tác, lựa chọn phương thức thanh toán chưa phù hợp, có thể từ những gài cắm đầy tính toán từ đối tác trong hợp đồng mà doanh nghiệp Việt Nam vốn chưa có nhiều kinh nghiệm.


此外,企业经常未经核查便使用经纪人起草的合同,这些合同比较简易,缺少许多重要条款。更令人担忧的是,大多数越南企业在成立新的合作关系中往往跳过了最重要的考察阶段。因此,企业容易陷入交易的风险。
Hiện nay các hợp đồng do người môi giới soạn thảo rất đơn giản, thiếu nhiều điều khoản quan trọng nhưng doanh nghiệp vẫn chấp nhận. Đáng e ngại hơn, doanh nghiệp cũng đã bỏ qua khâu kiểm tra đối tác trong khi đây là một yêu cầu bắt buộc khi giao dịch với đối tác mới. Vì thế, doanh nghiệp không nhận biết được những dấu hiệu rủi ro.


(二)国际商业交易中常见的欺骗手段
Thứ hai,một số thủ đoạn lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế phổ biến.

1.近年来,国际商业交易中的诈骗手段日趋复杂、形式多样,具体体现为:
1.Trong vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn, với đa dạng thức như:

(1)未付款即送货;
(1)Giao hàng không trả tiền;
(2)伪造文件、甚至银行文件来获取货物;
(2)Làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng;
(3)冒充专门人员获取出口文件;
(3)Cài người lấy chứng từ xuất khẩu;
(4)利用黑客侵入正在交易的业务方的电子邮箱地址,监视谈判进程,当买家准备转账购买货物时,入侵电子邮箱或创建一个假的电子邮箱发送账户信息,当买家转账过后,欺诈主体将立即提款并撤销该账户。
(4)Sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của 2 bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi tiến trình đàm phán, khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì "Hack" Email hoặc tạo tài khoản email giả mạo để gửi thông tin tài khoản, khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất.

上述企业还利用越南企业相对缺乏专业度,如发货前不要求信誉良好的检验机构验货、不为客户核实企业信息、没有越南方的工作人员等,他们往往要求越南企业不计成本的转让货物、不按照合同条款办理事务、对破损或质量差的货物强制定价、抵扣债务或要求赔偿等。
Các doanh nghiệp này còn lợi dụng sự bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong nước, như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác, không có người của phía Việt Nam sang để làm việc… để chuyển hàng không giá trị, không đúng hợp đồng, hoặc thông báo hàng hỏng, kém chất lượng để ép giá, trừ nợ hoặc đòi bồi thường.

2.企业常见的四种诈骗案件:
2.Đặc biệt, có 4 trường hợp lừa đảo thường xuyên xảy ra từ các doanh nghiệp:

(1)投标中诈骗:诈骗企业经常使用非洲某组织的名义制作假网站、或伪造真实机构的名称和网站联系越南企业,并提供高价的投标包,请越南企业参加投标。如果无法亲自参加,可以授权诈骗企业代理投标,并要求支付聘请律师的费用。随后,诈骗企业会向越南企业发送“中标通知书”,并要求支付1500-3000美元的投标费,或按照货物价值的1%-3%支付。当受骗的企业转移费用后,诈骗企业将会更改组织的名称、地址、电子邮件和电话,以继续欺骗其他企业。
(1) Lừa đảo trong đấu thầu: Các đối tượng lừa đảo thường lấy tên một tổ chức tại châu Phi, tạo một trang web giả, (hoặc giả mạo TÊN và Website của một tổ chức có thật), tự liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra một gói thầu với giá trị cao, cần nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam và yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam tham dự thầu. Nếu không tham dự được, có thể ủy quyền cho họ và đề nghị trả chi phí thuê luật sư. Trong một thời gian ngắn, đối tượng lừa đảo gửi một thư thông báo doanh nghiệp Việt Nam đã “thắng thầu”, đề nghị trả lệ phí đấu thầu, từ 1.500 – 3.000 USD, hoặc theo tỷ lệ từ 01% - 03%, tùy theo trị giá lô hàng. Khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền phí môi giới, đối tượng lừa đảo sẽ thay đổi tên tổ chức, địa chỉ, email và điện thoại, để tiếp tục lừa đảo doanh nghiệp khác.

(2)从越南进口货物的欺诈:诈骗企业放出大量进口订单,货物价值从1至2百万美元或数量由500至1000个集装箱不等,但其本意只是接受越南企业的出价而不交付相应的货物。随后,诈骗企业会要求越南企业支付相当于货值的1%至2%的中介费,或支付申请进口许可证号的的手续费,在收到中介费后便更改信息以继续欺骗其他企业(同第一项)。
(2) Lừa đảo trong việc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam: Các đối tượng lừa đảo thông báo có đơn hàng hàng nhập khẩu trị giá lớn, từ 01 – 02 triệu USD, hoặc 500 – 1.000 containers hàng hóa. Các đối tượng này thường ‘‘chấp nhận ngay giá chào hàng, không trả giá”. Sau đó đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trả phí môi giới, hoặc trả chi phí thủ tục xin mã số giấy phép nhập khẩu, phí luật sư v.v....từ 01 – 02%/trị giá lô hàng. Khi nhận được tiền môi giới, đối tượng lừa đảo thay đổi thông tin, lừa đảo doanh nghiệp khác (như mục 1).

(3)出口时的诈骗(木材、废铁):诈骗企业提供货物(木材、废铁)的出口价格,由于该出价通常低于市场价格,因此越南企业会认为可从中产生高利润。诈骗企业要求越南企业预先支付20%至30%的押金,但收到押金后他们将不会发货。
(3) Lừa đảo trong việc xuất khẩu (gỗ, sắt phế liệu v.v…): Các đối tượng lừa đảo chào giá xuất khẩu hàng hóa (gỗ, sắt phế liệu), có giá thấp hơn thị trường, tạo cho các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam bị “ảo tưởng sẽ có lợi nhuận cao”, nếu nhập khẩu hàng của họ. Đối tượng lừa đảo yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền đặt cọc 20-30%. Sau khi nhận tiền cọc, sẽ không giao hàng.

(4)签订多项出口合同(木材):诈骗企业通常为越南企业签订5至10份合同,并依约履行1至2份合同,以获得越南进口商的信任。在后续合同的履行过程中,诈骗企业会要求越南企业交付相当于合同金额的30%至50%的押金,并在收到该笔钱后携款逃跑。
(4) Ký nhiều hợp đồng xuất khẩu (gỗ): Các đối tượng này thường ký 5 – 10 hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thực hiện giao 1-2 hợp đồng đúng thời hạn, chất lượng tốt, nhằm tạo ra sự tin tưởng cho doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam. Từ hợp đồng thứ ba, đối tượng lừa đảo yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền đặt cọc từ 30% - 50% trị giá hợp đồng, chiếm đoạt tiền số tiền này, sau đó không giao hàng.

(三)预防诈骗的解决方案
Thứ ba,giải pháp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước

1.注意核实和评估合作方(尤其是刚从事交易活动的),在第一次交易中,建议控制合约价值在合适的范围内,并要求其提供相关文件如:营业执照、业主身份证等,并重点核实货物的交易价格是否符合当地交易市场的一般标准。
1.Cần kiểm tra kỹ thông tin đối tác, trong giao dịch lần đầu nên làm thử với trị giá hợp đồng vừa phải. Chú trọng thực hiện việc xác minh, thẩm định đối tác, nhất là các đối tác mới giao dịch lần đầu, đề nghị cung cấp các giấy tờ liên quan như: giấy phép kinh doanh, ID của người chủ doanh nghiệp … Đặc biệt, lưu ý và kiểm tra kỹ độ tin cậy khi có đơn hỏi hàng hóa trả giá quá cao, hoặc quá thấp so với mặt bằng.

2.定期与东道国贸易办事处等越南代表机构保持联系,以确认合作方的信任度,尤其是无法通过互联网搜索或联系的企业。
2.Thường xuyên giữ mối liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam như Thương vụ tại nước sở tại nhằm xác minh độ tin cậy của đối tác, nhất là các doanh nghiệp không có tiếp xúc trực tiếp hoặc tìm kiếm qua internet.

3.建议合作方在信誉较高的国际银行开立L/C(“L/C”是在越南进行国际贸易时经常使用的一种支付方式,即信用证“Letter of Credit”,简称L/C),同时限制客户逾期付款。合作方开立L/C时,应当在交付文件前要求银行查验L/C的真伪,以此将交易及支付风险降到最低。
3.Nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín quốc tế, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Qua đó, có thể đảm bảo tính an toàn và hạn chế tối đa rủi ro trong giao dịch, thanh toán.

4.企业应当在支付阶段了解国际原则和惯例、掌握各方的作用和责任,从而选择合理的支付方式以确保企业利益。对于D/P付款(“越南D/P”是付款交单的结算方式,属于商业信用范畴),越南企业应提供相当于存款总额50%及以上的定金以确保订单安全,不能使用D/A付款或通过Western Union 方式付款。
4.Đối với khâu thanh toán, doanh nghiệp lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Đối với thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các mức % đặt cọc để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng (tốt nhất là 50% trở lên). Không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh toán.

5.在进行交易之前应使用官方邮件,而不是gmail、yahoo等免费服务以防止被假冒;同时,应主动要求合作方也使用官方邮件。此外,企业应通过官方的电话或传真与合作方联系,尤其是当合作方提出支付要求时。
5.Trước khi thực hiện giao dịch nên dùng email chính thức thay vì sử dụng các dịch vụ miễn phí từ gmail, yahoo... để tránh bị giả mạo; đồng thời, cần chủ động yêu cầu đối tác sử dụng email chính thức trong trường hợp đối tác cung cấp email từ các dịch vụ miễn phí kể trên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần liên hệ trực tiếp với đối tác thông qua các đường khác như điện thoại hay fax chính thức, nhất là khi đối tác yêu cầu thanh toán vào tài khoản khác với tài khoản đã ghi trong hợp đồng ký kết.

6.对不熟悉的客户或者刚从事交易工作的合作方应保持警惕,在向对方作出承诺或付款之前,有必要对合作方进行相关核查。
6.Cảnh giác trong giao dịch với những doanh nghiệp mới quen biết hoặc chưa có giao dịch làm ăn với nhau. Trước khi tiến hành các cam kết làm ăn hoặc chuyển tiền trả trước cho các doanh nghiệp dạng này, cần tiến hành một số bước để xác thực sơ bộ về công ty/đối tác nước ngoài.

7.根据现有资料积极对客户进行市场调研、风险评估、信用评级等;或者接受提供信用验证服务的专业公司的服务;或通过进口国协会、外交使团、贸易办公室等进一步了解合作方。
7.Cần tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài. Việc thực hiện thẩm tra có thể thực hiện qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra tín dụng, qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại nước nhập khẩu…

8.企业还可以通过与银行合作来提高债务回收率,且有助于进一步了解和评估进口合作方、信用证发行单位的信息。
8.Doanh nghiệp cũng cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhằm tăng khả năng thu hồi công nợ thông qua ngân hàng cung cấp dịch vụ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu đánh giá các thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng.

9.提高从事外贸工作的法律单位、法律咨询单位的专业知识、业务、外语、国际贸易法律等知识的储备及职业素养。
9.Chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế của đội ngũ nhân lực có hiểu biết pháp luật/đơn vị tư vấn luật chuyên nghiệp làm công tác ngoại thương, phát triển thị trường của doanh nghiệp mình.

当发生纠纷或欺诈时,企业应当与法律咨询单位、法律协会、内部组织或越南的驻外代表机关等相关机构进行协调以取得帮助。相关争议可以考虑通过国际仲裁或国际法院来解决,以便更灵活地解决跨国贸易争议;对于诈骗案件,企业应及时与国际行业协会反映,同时向诈骗方所属的协会和组织举报(如有),并保留相关文件和证据进行索赔。
Khi xảy ra sự việc tranh chấp, lừa đảo, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng với các cơ quan chức năng, đơn vị tư vấn luật, Hiệp hội, tổ chức nội ngành và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để nhận được sự giúp đỡ. Đối với các vụ việc tranh chấp, cân nhắc việc dùng Trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp thay cho Tòa án quốc tế để có thể linh hoạt và nhanh chóng khi sự việc xảy ra. Đối với các vụ việc lừa đảo, doanh nghiệp nên thông báo cho bạn hàng, Hiệp hội trong và ngoài ngành mình tham gia để phòng tránh chung, gửi thông tin cho Hiệp hội, tổ chức mà bên lừa đảo là thành viên (nếu có) để tố cáo và bảo lưu quyền đòi bồi thường với những tài liệu, chứng cứ đã có./.

二、被告人在侦查阶段的辩护权
Quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra

越南2013年《宪法》第31条第4款规定:“被逮捕、管押、拘留、起诉、的人有权为自己辩护或请求律师或其他人给自己辩护”。越南2015年《刑事诉讼法》第16条规定被告人有权获得辩护以维护当事人的合法权益。此外,相关的机关和工作人员有责任通知并确保被告人、被害人和当事人依法行使辩护权以保护个人的合法权益。
Quyền bào chữa cho bị can, người bị buộc tội là một quy định tiến bộ được ghi nhận tại khoản 4, Điều 31, Hiến pháp năm 2013 "Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa". Theo quy định tại Điều 16 BLTTHS 2015 quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

在刑事诉讼中,被告人的辩护权是指法律允许被告人通过辩论以否认侦查机关部分或全部结论或减轻其刑事责任的权利。
Trong tố tụng hình sự thì quyền bào chữa của bị can có thể được hiểu là tổng hợp các quyền mà pháp luật cho phép bị can được sử dụng để đưa ra lý lẽ, chứng cứ gỡ tội nhằm phủ nhận một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội từ phía Cơ quan điều tra hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự.

(一)被告人的自我辩护权
Thứ nhất,quyền tự bào chữa của bị can

由于被告人最了解案件的性质以及他们的犯罪动机和目的等,因此被告有权为自己辩护。此外,部分当事人也具有辩护的水平和能力。但在个别情况下,被告人在辩护时也会面临某些困难,例如,对法律知识的掌握有限;在被逮捕、管押、拘留时部分权利受到限制;寻找相关证据和研究法律文件的条件受限等。
Trước tiên bị can có quyền tự bào chữa cho chính mình vì hơn ai hết họ chính là người hiểu rõ nhât bản chất của vụ án và bản thân mình, hành vi của họ như thế nào, tính chất, động cơ, mục đích hành vi của mình…Ngoài ra, trên thực tế cũng có nhiều người buộc tội có trình độ hiểu biết nên họ hoàn toàn có thể tự bào chữa cho mình. Nhưng cũng có trường hợp là khi tự bào chữa cho mình, người bị buộc tội cũng gặp những khó khăn nhất định như: Trình độ, kiến thức pháp luật và kỹ năng để bào chữa cho bản thân hạn chế; luôn bị hạn chế nhiều quyền công dân khi đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế di chuyển để tìm tài liệu, chứng cứ và nghiên cứu văn bản pháp luật...

此外,为保障被告人的辩护权,越南2015年《刑事诉讼法》第60条还规定了被告人享有以下权利:
Ngoài ra, để quyền tự bào chữa của bị can được đảm bảo thì theo quy định tại Điều 60 của BLTTHS năm 2015 quy định bị can còn có những quyền sau:

1.被告人有权知悉被起诉的原因
Bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố

当一个人作为被告人被起诉时,他们有权知悉自己为什么被起诉。如果他们没有犯罪,则有权提交证据以证明自己无罪,并有权投诉至有关主管机关。维护被告人的知情权也是为了让被告人了解案件的具体信息并及时行使辩护权。
Rõ ràng khi một người khi bị khởi tố với tư cách là bị can thì họ phải biết tại sao mình bị khởi tố. Trường hợp bị khởi tố mà họ không phạm tội thì họ có quyền đưa ra các chứng cứ nhất định để chứng minh là mình vô tội; có quyền khiếu nại và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét. Việc giải thích cho bị can quyền, nghĩa vụ và lý do mình bị khởi tố cũng chính là để bị can nắm bắt được thông tin, chủ động trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình. Trách nhiệm giải thích cho bị can trong trường hợp này thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Mặt khác, bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì sẽ hạn chế được tình trạng ra quyết định khởi tố bị can một cách tùy tiện, thiếu căn cứ theo quy định của pháp luật.

2.被告人有权举证并提出意见,主管机关应确保被告人不受胁迫而作出对自己不利的证词或认罪
Bị can có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội

这是被告人的重要权利之一,解决了检察机关在提起公诉时使用对被告人不利的证词、在受到起诉或审判时使用被告人无切实根据的口供来定罪的问题。此外,被告人还享有举报权,确保其不会被迫作出对自己不利的证词或认罪。综上,该规定维护了法律及司法机关的权威,同时也维护了被告人的合法权益不受国家机关的非法侵犯。
Đây là một trong những quyền quan trọng của bị can và giải quyết được những bất cập trong các vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng lời khai bất lợi cho bị can hoặc chỉ sử dụng duy nhất lời nhận tội của họ để kết tội khi đưa ra truy tố, xét xử. Như vậy, bị can có quyền tự chủ về việc khai báo, họ không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Khi làm việc với các cơ quan tố tụng, họ có thể không trả lời một số câu hỏi mà họ cho là chống lại chính mình và cũng không buộc phải khai nhận mình có tội, quy định này nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo sự nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. 

3.被告人有权对有关证据、文件和标的物提出意见,并请求主管人员审查及评估
Bị can có quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá

被告人有权出示证据、文件、物品以证明自己无罪或将其作为具有减刑情节的证据,并就这些物证提出意见。合议庭在收到物证后,应当进行客观的审查和评估,以确定该物证是否属于本案证据。
Sau khi đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, để có thể tự gỡ tội cho mình hoặc dùng làm tình tiết giảm nhẹ, bị can, bị cáo có quyền trình bày ý kiến của mình về những vật đó. Do vậy, sau này trong giai đoạn xét xử thì HĐXX khi nhận được các chứng cứ, tài liệu, đồ vật do bị can, bị cáo cung cấp thì phải tiến hành kiểm tra, đánh giá khách quan để xác định các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó có phải là chứng cứ trong vụ án hay không và giá trị của nó trong việc xác định sự thật của vụ án.

4.调查结束后被告人有权阅读、记录或复制与案件有关的所有材料或要求提供其他材料的副本
Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu

该权利确保被告人可以在调查结束后查阅与案件有关的所有材料,以了解自己被指控的罪名及相关证据,由此行使自己的辩护权。
Quyền này bảo đảm cho bị can được xem xét tất cả những tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội cũng như việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra để cho bị can biết mình bị buộc tội gì và bằng những chứng cứ nào. Từ đó mà bị can có thể thực hiện tốt quyền bào chữa của mình. 

(二)被告人有权申请辩护律师
Thứ hai,quyền nhờ người bào chữa của bị can

根据越南2015年《刑事诉讼法》(以下简称《刑诉法》)第16条和公安部2019年10月10日发布的第46/2019/TT-BCA号法令第3条的规定:“在接收被捕者时,应当将紧急拘留令交给被紧急拘留的人、将暂时拘留决定书交给暂时被拘留的人、将起诉决定书交给犯罪嫌疑人、执行人、决定人。以上人员必须按照《刑诉法》的规定阅读并明确自己的权利和义务,并将其记录在案。记录中必须载明紧急拘留人、被逮捕人、临时拘留人、犯罪嫌疑人对是否请辩护律师的意见,并通知代理人和亲属。”
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và Điều 3 Thông tư 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 của Bộ Công an tại quy định “Khi tiếp nhận người bị bắt, giao Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, người thực hiện lệnh, quyết định, tiếp nhận người bị bắt phải đọc, giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và ghi vào biên bản giao nhận. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không và đề nghị thông báo cho người đại diện, người thân thích để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có liên quan đến người đại diện hoặc người thân thích của họ”.

指定律师辩护是在被告人缺乏自行辩护的能力、法律知识等辩护条件的情况下,司法机关为其指定辩护律师进行辩护的制度。根据越南2015年《刑事诉讼法》第76条的规定,司法机关指定辩护律师的条件如下:
Quyền nhờ người khác bào chữa cũng là hình thức nhờ giúp đỡ về mặt pháp lý cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa cho bản thân họ khi họ không đủ khả năng, kiến thức pháp luật, điều kiện để tự thực hiện quyền bào chữa. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 76 BLTTHS còn quy định về các trường hợp buộc phải có người bào chữa đó là:

1.被告人所犯罪行的最高刑为20年有期徒刑、无期徒刑或死刑;
1.Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

2.被告人身体虚弱,无法为自己辩护;或患有精神病者以及18周岁以下的人;
2.Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi”.

根据上述规定,被告人有权申请辩护或者由诉讼主管机关指定辩护人。辩护人员是律师、法律助理或者人民顾问,并由相关主管机关审核通过后办理辩论登记手续。
Theo các quy định trên thì người bị tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định bào chữa. Đối tượng tham gia bào chữa cho bị can là luật sư, Trợ giúp viên pháp lý hoặc Bào chữa viên nhân dân. Khi những người này tham gia bào chữa thì họ phải làm thủ tục đăng ký bào chữa và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

保障被告人的辩护权有以下意义:
Việc bảo đảm quyền được nhờ người bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra có ý nghĩa như sau:

1.确保被告人享有表达权以及请求律师为其辩护的权利,被告人的意愿必须真实,不受任何一方的强迫或影响。当被告人需要或希望获得辩护律师的法律援助时,有权依法向有关部门申请,且申请手段和程序必须正当、合法、不违背社会道德。
1.Bảo đảm cho bị can có đủ điều kiện cần thiết để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình cần sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa. Các mong muốn của bị can phải được thể hiện trung thực, khách quan, không bị gò ép hay chịu tác động từ bất kỳ bên nào. Khi bị can có nhu cầu, nguyện vọng cần sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa thì nguyện vọng đó phải được đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên, nguyên tắc chung thì nguyện vọng đó phải chính đáng, hợp pháp, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

2.被告人被起诉之后,侦查人员应当告知其有权请求他人为自己辩护。对于被告人因欠缺自我辩论的能力且未申请律师代为辩护的,侦查人员应当根据《刑事诉讼法》第76条的规定,主动、及时联系主管机关为其指定辩护律师。
2.Để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho bị can thực hiện quyền nhờ người bào chữa thì ngay sau khi khởi tố bị can, Điều tra viên pháp có trách nhiệm phổ biến cho bị can biết là họ có quyền nhờ người khác bào chữa cho mình nếu không đủ khả năng tự bào chữa, trình tự, thủ tục để mời người bào chữa. Đối với những trường hợp dù bị can không mời, nhưng pháp luật bắt buộc chỉ định người bào chữa thì Điều tra viên phải chủ động, kịp thời liên hệ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để cử người bào chữa theo quy định của pháp luật theo Điều 76 BLTTHS năm 2015.

3.推动党和国家保障人权和公民权利的法规制度化。越南2013年《宪法》深刻表达了党关于尊重、保护和保障人权和公民权利的主张。辩护权作为犯罪嫌疑人和被告人重要的人权和公民权利之一,宪法及相关机关应当给予保护。为了完善落实这一权利,越南2015年《刑事诉讼法》第73条还为辩护律师增加了新的权利。
3.góp phần thể chế hóa các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Một trong những quyền con người, quyền công dân quan trọng nhất của người bị buộc tội là quyền bào chữa, đây còn là trách nhiệm hiến định đối với cơ quan tố tụng. Để thực hiện tốt quyền này, Bộ BLTTHS năm 2015 đã bổ sung một số quyền mới cho người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bào chữa được quy định tại Điều 73 BLTTHS năm 2015.

文章观点不代表本网站立场,仅作业务交流使用。

来源:越南维益律师事务所、广西万益律师事务所